Theo Phật giáo Kim Cang thừa, khi tay chuyển kinh luân thì khẩu nên niệm câu chú lục tự Om Mani Padme Hum sẽ đem lại những lợi ích không thể nghĩ bàn. Ðây là câu chú của Ngài Avalokiteshvara (Phật Bà Quán Âm) được Phật tử Tây Tạng liên tục chú niệm không ngừng nghỉ
Nó được khắc trên đá, viết trên lá cờ (thánh kỳ), chạm nổi trên châu báu, và thường được bỏ vào bên trong các kinh luân, nó được coi như là bảo chú, và vì vậy kinh luân thường được họ gọi là bảo luân
Nhắc đến Kinh luân, phải nhắc đến phái Drikung Kaguypa, có một vị Rinpoche mà ai cũng biết tới đó là ngài Garchen
Ngài được biết đến rất nhiều qua những chứng đắc sâu dày, cũng như qua tình yêu thương và tâm từ bi vô bờ bến dành cho tất cả chúng sinh. Trên tay ngài lúc nào cũng cầm một kinh luân, bất luận là đang làm gì, chiếc kinh luân đó cũng được ngài quay vòng liên tục để phóng toả ánh từ bi đến khắp các cõi
Garchen Rinpoche nói: “Ánh từ bi đó chính là ân phước của đức Bạch-Quan-Âm (Tara) ban truyền”. Ánh từ bi đó cũng phát ra tự trong đáy lòng của ngài
Ở Tây tạng, bất kỳ nơi đâu bạn đi qua bạn sẽ bắt gặp mọi người nhất là người già, tay quay kinh luân từ sáng đến tối, trong lúc miệng đọc chú để làm vơi nỗi khổ của mọi chúng sanh
Chú là những chuỗi mẫu tự đã được những vị giác ngộ gia trì, với mục đích mang lại lợi ích cho chúng sinh. ''Chú" nghĩa là ‘bảo vệ tâm’', nó bảo vệ tâm khỏi bị lung lạc bởi những hình tướng và vọng tưởng thế tục mà hậu quả là khổ đau triền miên trong cõi ta bà
Ðạo sư Dilgo Khyentse viết về câu chú Om Mani Padme Hum như sau: “Bảo chú này không phải chỉ là 1 câu gồm mấy chữ tầm thường, mà nó chứa đựng tất cả những ân phước cùng với lòng bi mẫn của Ngài Avalokiteshvara”
Chiếc kinh luân cầm tay này chứa 30.000 câu chú Om Mani Padme Hum được quấn xung quanh trục, nghĩa là khi bạn xoay và niệm câu chú thì giống như bạn đã niệm 30.000 lần câu chú
Vì vậy, kinh luân là một bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa và thực hành tâm linh Phật giáo Tây Tạng, vì khả năng tịnh hóa tâm thức mạnh mẽ và tích lũy vô lượng công đức
Phần phía trên được làm bằng hợp kim đồng được trang trí bởi các họa tiết tỉ mỉ và tinh tế
Phía ngoài khắc nổi câu chú Om Mani Padme Hum
Hoa văn đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng
Phần tay cầm được làm bằng gỗ. Thiết kế vừa tầm tay, thuận tiện khi sử dụng và mang đi xa
Những nhà luận giải Tây Tạng đều phát biểu rằng xoay chuyển kinh luân và niệm bảo chú sẽ khiến cho chỗ ở của hành giả trở thành như cõi Tịnh độ, nhờ chuyên tâm niệm lục tự chân ngôn nên ngay khi hành giả lìa trần là lúc vãng sanh Tịnh độ
Chỉ cần chạm tay vào và quay chiếc kinh luân thôi, bạn cũng tịnh hóa được vô số tội lỗi và tích tập được một lượng công đức đồ sộ
Đây chính là một pháp khí Mật Tông không thể thiếu trong quá trình tu tập của mỗi Phật tử, hãy thử sử dụng và trải nghiệm những sự thay đổi khi bạn sử dụng kinh luân